Kết quả tìm kiếm cho "ở 18/18 xã"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 40
Đó là câu tri ân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong tấm bia ở công viên văn hóa mang tên ông (xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng thời khẳng định: ““Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý ngàn đời của ông cha ta”. Sự tri ân tiền nhân mở cõi không chỉ gói gọn trong một giai đoạn lịch sử, một cá nhân riêng biệt nào, mà trải dài hàng trăm năm hình thành vùng đất thân thương mang tên “An Giang”.
Mùa xuân năm Mậu Dần (1818) khắc sâu vào lịch sử vùng đất phương Nam dấu ấn khai phá mang tầm chiến lược. Dưới sự điều động tài ba của Thoại Ngọc Hầu, kênh Đông Xuyên - Rạch Giá, hay còn gọi là kênh Thoại Hà, đã được hình thành, không chỉ nối liền huyết mạch giao thương, mà còn khơi dậy tiềm năng trù phú của một vùng đất còn hoang sơ.
Sáng 7/4, tại Quảng trường Thoại Ngọc Hầu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thoại Sơn long trọng khai mạc Lễ hội văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ XXIV năm 2025; kỷ niệm 196 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 - 2025).
Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú lần thứ XXIII năm 2025 diễn ra từ ngày 18 - 21/3/2025 (nhằm 19 - 22/2 âm lịch) tại đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) với nhiều hoạt động lễ hội phong phú, nhằm giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ công lao của tiền nhân, lan tỏa giá trị “hào khí Bảy Thưa”.
Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú kỷ niệm ngày Quản cơ Trần Văn Thành và nghĩa binh Gia Nghị kháng Pháp hy sinh là hoạt động thường niên được huyện Châu Phú tổ chức từ năm 2003 đến nay. Qua đó, nhằm giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ công lao của tiền nhân, phát huy truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc.
Trong quá trình hình thành và phát triển, An Giang trải qua không ít thăng trầm, trên từng mảnh đất đều ghi dấu những công lao, sự tự hào mà bao thế hệ người dân đã gầy dựng. Trong đó, phải kể đến vùng đất Láng Linh xưa - một trong những dấu ấn của tiến trình lịch sử.
Nổi tiếng là người vợ hiền thục, đảm đang, đức hạnh của danh thần Nguyễn Văn Thoại, bà đã phù chồng, giúp nước, làm nên sự nghiệp lẫy lừng, đem lại lợi ích to lớn cho muôn dân, trăm họ trên vùng Tây Nam biên viễn. Những đóng góp của bà xứng đáng được người đương thời và người đời sau tán thán, tôn vinh, lưu danh vào đất thiêng sông núi.
Tứ giác Long Xuyên (TGLX) với vị trí là một khu vực địa - kinh tế quan trọng ở miền Tây Nam Bộ. TGLX hiện nay có diện tích tự nhiên 498.14ha, thuộc 3 địa phương: An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ. Quá trình hình thành khu vực này đã lưu dấu công lao của nhiều bậc tiền nhân.
Thoại Ngọc Hầu, một danh thần của nhà Nguyễn, công thần trong việc gầy dựng cơ nghiệp của Vua Gia Long (Nguyễn Ánh), người có nhiều công lao to lớn đối với đất nước, vùng đất Nam Bộ và đặc biệt là vùng đất An Giang. Tầm nhìn chiến lược và những công trình Ông để lại hậu thế không những đã đặt nền móng cho quá trình khẩn điền, mở cõi vùng Nam Bộ trong thế kỷ XIX, mà còn mang ý nghĩa đặc biệt đến hôm nay và mai sau.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ không thua kém bất cứ nơi đâu, núi Sập (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) còn có những câu chuyện hào hùng về tiến trình mở cõi của cha ông.
Hôm nay (mùng 10/3 âm lịch), tại quảng trường Thoại Ngọc Hầu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) long trọng tổ chức khai hội “Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại sơn lần thứ XXIII”, kỷ niệm 195 năm Ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu, với chủ đề “Thoại Sơn 45 năm hình thành và phát triển”.
Từ ngày 28 - 31/3 (nhằm ngày 19 - 22/2 âm lịch), trên địa bàn huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) sẽ diễn ra Lễ hội văn hóa truyền thống huyện lần thứ XXII/2024, kỷ niệm 151 năm Ngày Quản cơ Trần Văn Thành và nghĩa binh Gia Nghị chống Pháp hy sinh. Qua đó, nhắc nhở, giáo dục thế hệ hôm nay tiếp bước tiền nhân, ra sức xây dựng quê hương.